Thời Trang, Tư vấn mặc đẹp

7 chất liệu vải may áo Blazer phù hợp nhất cho phong cách hiện đại

vải may áo blazer

LIN2HAND chắc chắn áo Blazer đang trở thành một món thời trang không thể thiếu trong tủ đồ của một cô nàng công sở hiện đại ngày nay. Đây là một món đồ có thể tạo nên sự chuyên nghiệp và cá tính cho mọi cô gái. Tuy nhiên, liệu các nàng có thực sự biết mình nên chọn chất liệu vải may áo Blazer nào để chúng luôn bền trong thời gian dài sử dụng.

Hãy khám phá ngay 7 chất liệu vải tốt nhất dành cho áo Blazer nữ trong bài viết này nhé!

vải may áo blazer

MỤC LỤC

1. Vải pha trộn

vải may áo blazer

Đây là một chất liệu vải may áo blazer thường thấy ở phần lớn các mẫu áo Blazer. Bởi vì các nhà sản xuất hiểu được mỗi loại vải đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dù cho chất liệu vải đó có tốt đến đến đâu đi nữa. Chính vì vậy, bằng việc phối chất liệu này với chất liệu khác sẽ giúp giảm những hạn chế không mong muốn của các loại vải.

Vải Viscose (Rayon) và len là hai loại vải may áo blazer thường được sử dụng trong sự pha trộn để tạo nên một loại chất liệu có đặc tính tương tự như Satin. Bản chất, đây không phải là một loại vải/ sợi mới, mà là một kiểu dệt. Với cách dệt này sẽ giúp vải thoáng khí hơn và dễ mặc hơn trong những ngày nắng nóng. Cùng với tính chất xếp nếp thoải mái và chống nhăn. Tạo nên một chiếc áo khoác nỉ phù hợp để mặc trong mọi dịp cho các nàng rồi.

2. Vải Cotton

vải may áo blazer

Một chất liệu vải may áo khoác phổ biến khác dùng may áo Blazer là Cotton. Đây là một loại vải được sản xuất theo cách đặc biệt để loại bỏ xơ vải và sợi bông thừa từ bông cotton. Sau đó, quá trình dệt giúp tạo ra một loại vải mịn đẹp và thoáng khí.

Nhờ vào tính năng thoáng khí này, bạn sẽ có được cảm giác mềm mại dễ chịu cho chiếc áo khoác Blazer mà mọi quý cô đều yêu thích. Một lợi ích khác là áo Blazer được may từ chất liệu này không bao giờ cần ủi. Bạn có thể thoải mái đi du lịch với những mẫu áo Blazer từ Cotton mà không cần phải lo lắng bất tiện khi phải là ủi mỗi khi lấy đồ ra từ hành lý của mình.

Bởi vì làm từ chất liệu cotton phổ biến nên giá của những mẫu áo Blazer này cũng không quá cao. Và dễ dàng phù hợp với ngân sách của nhiều người.

3. Vải Raymond

vải may áo blazer

Trong các chất liệu vải may áo khoác, chắc hẳn bạn đã từng nghe về loại vải Raymond này. Thực chất, Raymond là tên của một công ty chuyên sản xuất ra những loại vải dành cho may mặc. Và họ đã sản xuất ra một loại vải có chất lượng cực kỳ tốt cho áo vest và blazer, được lấy tên Raymond.

Tại Việt Nam, tìm được một sản phẩm Raymond tương đối khó. Vì giá của một chiếc Blazer làm từ Raymond khá cao và chỉ phổ biến ở các thương hiệu thời trang lớn. Tuy nhiên, với sự phát triển của thương mại điện tử toàn cầu, việc mua một sản phẩm từ nước ngoài cũng không còn khó khăn như trước. Điều cần thiết là bạn cần phải chuẩn bị một khoản ngân sách tương đối

4. Vải Tweed

vải may áo blazer

Chất vải tweet ngoài được sử dụng làm vải may áo Blazer, còn được dùng để may các trang phục mùa Đông khác.

Vải Tweed là một chất liệu vải may blazer có độ dày tương đối cao. Phù hợp để may những mẫu áo Blazer mặc vào thời tiết lạnh. Chất liệu vải này không chỉ tạo nên những chiếc áo khoác dạ nữ hợp thời trang. Mà còn mang đến sự bền bỉ, chắc chắn và tuổi thọ cao cho những mẫu áo từ chất liệu Tweed.

Một điều tuyệt vời khác về chất liệu vải này chính là sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Chính vì vậy bạn sẽ vô cùng thoải mái để chọn lựa cho mình một mẫu áo Blazer với chất liệu vải này.

5. Vải nhung

vải may áo blazer

Nhung là một chất liệu sang trọng. Ngày xưa thường dùng để làm vải may áo Blazer cho các quý tộc.

Khi bạn sử dụng loại vải may áo blazer này để làm áo khoác, bạn sẽ trông thanh lịch cũng như điệu đà và chỉn chu hơn rất nhiều. Ngoài ra, vải nhung cũng được biết đến như một loại vải dành cho những dịp đặc biệt. Và nam giới thường sử dụng những trang phục từ vải nhung để tạo ấn tượng lãng mạn cho những cuộc hẹn hò.

Vải nhung cũng là một loại vải may áo blazer mềm mịn rất tuyệt khi bạn sờ tay vào. Cùng với những đặc tính tuyệt vời này, áo Blazer nhung còn giúp giữ ấm trong mùa đông vô cùng hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết, loại vải này đã là loại vải của giới quý tộc từ thời cổ đại. Nó có một lịch sử lâu dài và vững chắc trong lĩnh vực thời trang từ xưa đến nay.

6. Vải len

vải may áo blazer

Chất liệu len rất được ưa chuộng để làm vải may áo Blazer vào mùa đông.

Loại vải blazer này được ưa chuộng vì khi dệt chặt, chúng tạo ra một vài túi khí. Các túi khí này giúp vải hấp thụ và thoát hơi ẩm tốt hơn. Đây là một đặc điểm cần có khi ngày trở nên dài và rất ấm áp.

Ngoài ra, những loại vải áo blazer này là chất cách nhiệt tốt hơn rất nhiều so với các chất liệu vải khác. Những loại sợi hoàn toàn tự nhiên như vải len rất tốt cho sức khỏe khi bạn mặc lên. Và cho phép bạn trông sành điệu mà không làm mất đi bất kỳ điểm thoải mái hay thời trang nào.

7. Vải Linen

vải may áo blazer

seamstress cuts fabric for sewing linen fabric.

Vào cuối mùa Xuân đến đầu mùa Thu, vải linen (vải lanh) là một lựa chọn phù hợp để sử dụng làm lớp lót cho áo Blazer nữ. Đây là một chất liệu nhẹ và thoát khí rất tốt. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng vải linen chính là chúng dễ nhăn hơn các loại vải khác.

Tuy nhiên, nếu bạn là fan của vải linen nhưng không thích nhược điểm hay nhăn của chất vải linen. Hãy tìm mua những loại vải linen pha 95% linen và 5% rayon. Chất liệu rayon sẽ khắc phục được đặc tính hay nhăn của linen.

Chúc các nàng tìm mua được những mẫu áo Blazer có cả kiểu dáng và chất liệu vải may áo blazer phù hợp nhé! Nếu nàng chưa biết cách mặc áo Blazer như thế nào thì hãy tham khảo cách sao Hàn mặc Blazer để nâng cấp gu ăn mặc của mình nhé.

Nguồn: Sewingiscool.com

 

>>> Mách nàng cách phối đồ với áo Blazer trắng thanh lịch, sang trọng

>>> Áo blazer phối với quần gì là siêu sang chảnh cho mọi cô gái thời nay

>>> Bí quyết phối đồ với áo blazer nữ dành cho quý cô sành điệu

>>> Phong cách đôn chề hay Dolce là gì? Bí ẩn của cụm từ Hot Trend này

4.7/5 - (14 bình chọn)

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *